Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về phần để thi Topik II cấp 6

"Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về phần thi viết của Topik II cấp 6"

Bài nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm về trình bày bài và các chú ý khi làm bài thi viết. 
-> Tuần tới tớ sẽ viết bài về ngữ pháp cũng như từ vựng hay sử dụng trong bài viết biểu đồ nhận xét nhé ^^

5 năm có lẽ ở Hàn và cũng vài ba lần luyện thi topik nên e xin phép chia sẻ chút kinh nghiệm cá nhân về phần thi viết trong bài thi topik 2. 

>> Xem ngay mẹo ôn thi Topik hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi Topik 2020

Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về phần để thi Topik II cấp 6
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về phần để thi Topik II cấp 6
📌 Phần thi viết có 3 dạng câu hỏi được đưa ra và mức độ khó sẽ tăng dần từ điền câu, viết bài văn ngắn có số liệu thông kê biểu đồ hoặc là kết quả điều tra khảo sát về 1 vấn đề gì đó, và cuối cùng là bài viết khoảng 700 từ chiếm số điểm cao nhất và cũng là phần khó nhất của bài thi viết.

- đầu tiên với bài điền câu thì hầu như từ ngữ chính của câu cần điền thường xuất hiện ngay trong đề bài. 

Mọi ng cần xác định từ chính đc nhắc đến nhiều và cũng là ý chính của đoạn văn ấy là từ nào. Tiếp theo là tìm ngữ pháp hợp lý để kết nối từ ngữ cũng như câu trong đề cho hoàn chỉnh. Ở phần điền câu này mọi ng nên suy nghĩ đơn giản k nên sử dụng những ngữ pháp quá cao cấp tránh trường hợp câu trở nên thiếu tự nhiên. Và đuôi câu ở phần viết này có thể sử dụng đuôi câu kính ngữ ㅂ/습니다 hay là 아/어요 dựa theo đuôi câu được sử dụng trong đề bài.(tránh sử dụng đuôi câu k nhất quán vs đuôi câu ở đề dẫn đến bị trừ điểm). Và nên viết câu trả lời là 1 câu nhé mn. Có thể là câu kép cớ từ liên kết. Tránh viết quá 1 câu hay sử dụng các từ ngữ k liên quan đến bài viết nhé^^.

- Ở câu thứ 2 của đề viết kỳ thi topik có 2 dạng chính mà e thấy thường xuất hiện nhiều nhất là dạng cho số liệu biểu đồ hay là thống kê có con số hoặc là kiểu khảo sát điều tra trên đối tượng có câu trả lời. Với những đề có biểu đồ thì e thường vận dụng cách làm của môn địa lý^^ nhận xét từ số thấp đến số cao hoặc ngược lại dựa vào tính chất câu hỏi muốn mình làm gì. K nên viết nhận xét linh tinh lộn xộn mà nên đi theo con số cao trước thấp sau hoặc ngược lại. Tiếp theo là rút ra sự biến đổi mà mình nhìn thấy qua từng giai đoạn hay mốc thời điểm có ở biểu đồ hay thống kê. Riêng phần viết có con số này có hẳn luôn các từ và ngữ pháp thường sử dụng ví dụ 이하, 미만, 나타나다,... liên kết câu 부터... 으로, 대상으로...나타났다....rất rất nhiều từ ngữ và ngữ pháp mà theo e nhớ k nhầm là quyển 4 gì đó của giáo trình seoul có dạy^^( lâu k dở sách nên e nhớ k rõ lắm)



Còn riêng với bài có câu trả lời theo điều tra hay khảo sát mà k phải là con số thì nên nắm bắt xem đề đang hướng đến mục đích so sánh hay tìm phương án giải quyết hay là gì đấy... thì dựa vào đó để nhận xét và đương nhiên cũng sẽ phải có sự biến chuyển hay là mức sai khác ở từng đối tượng. Ngữ pháp và từ ngữ sử dụng cũng giống như bài có con số vậy ạ. 
💡điểm đáng chú ý ở đây là đã là bài viết thi topik thì luôn có mở bài- thân bài- kết luận. Đây là điều k thể bỏ quên dù là bài viết ngắn 200~300 từ. Vào bài thì nhắc ngay đến tiêu đề của bài viết cho. Thay đổi câu cú để thể hiện nội dung hay còn gọi đây là câu chủ đề của bài viết. 

Thân bài thì khai thác thông tin đề cho để làm rõ chủ đề bài viết. Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp thường xuất hiện ở quyển 3 và 4 giáo trình seoul( theo như e học trước đây) nếu có thể tốt hơn thì mn có thể sử dụng cấu trúc cao cấp hơn. Nhưng đừng gượng ép ngữ pháp cao cấp quá trong câu cú và tránh viết liên kết câu quá dài dòng dẫn đến lủng củng.

Kết bài 1 lần nữa nhắc lại chủ đề bàn đến và đưa ra câu kết tổng quát nhất sau khi mọi người nhận xét và viết phần luận ở thân bài. 
🔑 phần viết này e xin nhắc vì e từng sai rằng đuôi câu ở đây là " 다" hết nhé mọi người. Nếu dùng đuôi kính ngữ " 아/어 요" hay là "ㅂ/습니다" sẽ bị trừ điểm. Lỗi này khá là đáng tiếc nếu mắc phải. 

- Phần câu cuối trong thi viết là bài viết khoảng 700 từ. Với e thì 700 từ không phải là dài lắm nhưng viết sao để nó mang lại hiểu quả thì khá là nan giải. Người Việt mình văn phong khá là "bay bổng" kiểu trời xanh, mây trắng, trời thu khoác lên mình chiếc áo vàng gì gì đấy.... đại loại là hơi dài dòng nếu như mang văn phong ấy vào bài viết tiếng Hàn rất dễ gây ra lỗi lủng củng trong câu cú và khó hiểu về nghĩa của câu. Đơn giản nhưng mà nội dung vẫn truyền tải hết ý muốn nói là điều cần thiết nhất ở bài 700 từ này. Nên vận dụng tất cả sự hiểu biết về ngữ pháp và vốn từ cao cấp để làm bài này. Đương nhiên cũng như bài văn bình thường dù là bao nhiêu từ thì vẫn phải theo bố cục mở bài- thân bài- kết bài. 

Mở bài thì thường ngay trong đề đã có câu để chúng ta vận dụng làm câu chủ đề. Đó là câu hỏi đề bài đưa ra. Mn có thể thay đổi 1 chút theo văn phong của mình làm sao để ôm trọn ý ấy vào mở bài. 
Thân bài: mn từng nhìn qua đề hay là từng thi thử rồi sẽ biết là phần đề bài ngta sẽ đưa ra các câu hỏi dạng mở. Chúng ta sẽ dựa theo dàn câu hỏi mở đó để viết các đoạn văn ngắn. 📣Khi thi Topik mn chú ý là mỗi 1 câu hỏi ý chúng ta sẽ triển khai viết thành 1 đoạn văn vs câu chủ đề nhỏ là ý của câu hỏi ấy ạ. Và đương nhiên là đã gọi đoạn văn thì mỗi đoạn viết xong chúng ta phải xuống dòng để viết đoạn tiếp theo. Có thể ý mỗi đoạn ít nhưng việc chia đoạn theo dàn câu hỏi ấy khá là hiểu quả trong việc xếp ý để viết và người chấm sẽ dễ dàng nhận ra đc mục đích và nội dung muốn truyền đạt của người viết. Cấu tạo phần thân bài là lập luận theo từng chủ đề nhỏ ví dụ như nguyên nhân là 1 đoạn văn, hệ quả là 1 đoạn văn,và cách giải quyết là 1 đoạn văn nữa. Cứ theo như dàn ấy thì việc xếp ý để viết sẽ thuận lợi hơn và gây thiện cảm vs ng chấm bài hơn ạ^^ ( gây thiện cảm là e nghĩ. Hị hị) 

Kết bài thì 1 lần nữa nhắc lại chủ đề bàn đến kèm theo 1 chút ý kiến cá nhân về vấn đề đó. Cái này mn cũng khá là rõ vì nó k khác gì viết bài văn tiếng việt cả.

E toàn kiểu bị miên man lặp ý trong đoạn nên bài thì dài mà ý thì ít. Kkk. Khắc phục cái này của e trong bài viết của mn nhé^^

🌞 với phần viết thi topik vẫn phải sử dụng đuôi câu " 다" nhé mọi người ^^ tránh bị trừ điểm vì lỗi này nhé. Thêm nữa là bài viết này yêu cầu khối kiến thức về từ vựng và ngữ pháp khá cao với những ai mong muốn ôn thi topik 4 trở lên. Từ ngữ vào cấu trúc ngữ pháp sử dụng càng phong phú đaz dạng và ở mức cao cấp thì điểm sẽ cao hơn. Và đương nhiên tính nhất quán về chủ đề, tính liên kết giữa các ý và tính đa dạng phong phú về ngôn từ, tính chính xác về cấu trúc ngữ pháp...và nhiều yếu tố khác nữa sẽ cần phải luyện tập để đạt điểm cao ở phần này. Và cách tốt nhất đó là luyện viết thật thật nhiều. Bằng cách chép các bài văn, bài báo hay viết các câu đơn sau đó tìm liên kết từ để nối thành câu kép để cải thiện ngữ pháp và từ mới cũng như học hỏi văn phong của ng hàn khi viết bài. E thì lười nên có vẻ phần này e ít điểm. Huhu. 

Tip mà e học được nữa là khi đến phần thi viết ngay lập tức xem đề của bài 700 từ. Xem thôi đừng làm ngay nhé mn. Mình cứ làm phần dễ trước nhưng xem đề câu thứ 3 để xây dựng ý, tìm từ mới để lát nữa mình viết cho nó tiết kiệm thời gian. Vì trong 1 khoảng tgian ngắn khó có thể lục lại từ điển từ mới trong đầu được phải k ạ^^

À mà dạo này đề thi có vẻ phong phú đã dạng hơn rất nhiều về các lĩnh vực từ sinh hoạt đời sống, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, hay cả vấn đề chính trị kinh tế... nên việc học từ mới là điều k thể xem nhẹ được. ( e cũng kém khoản từ mới các chuyên ngành nên cứ động vào đề mà mang tính chất chính trị kinh tế hay gì cao xa tí là viết k ra ý đc ạ). Còn về ngữ pháp thì đương nhiên topik 2 yêu cầu cao hơn nhiều phải k ạ. e chưa mua sách ôn topik bao giờ nên k rõ lắm nhưng theo như kinh nghiệm của e thì từ quyển 4, 5 và 6 của giáo trình seoul phần ngữ pháp khá là ok để ôn topik ạ. Còn nếu không mn có thể tìm thêm các quyển tổng hợp ngữ pháp topik cao cấp có bán trên thị trường để ôn 1 các tập trung hơn. Hoặc mn vào trang chính của topik để làm thử các đề một vài năm gần đây. Cũng như xem thêm thông tin hướng dẫn. 

P/s: Thực sự thì điểm e k cao lắm nên bài viết chỉ mang tính chất trao đổi chia sẻ kinh nghiệm. Mn ai có kinh nghiệm gì thêm thì cũng nhau học hỏi nhé^^.

Nguồn: Đặng Ngọc Lan (Đăng trên Hội học sinh du học Hàn Quốc)

No comments